Nội dung bài viết
I. Blockchain là gì? Cách nó hoạt động?
– Blockchain đối với người dùng: là một sổ cái phi tập trung, ai cũng có thể sở hữu và lưu trữ bản sao giống hệt nhau.
– Với dân kỹ thuật: nó như database phân tán rất nhiều nodes ( giao điểm) , mỗi giao điểm hoàn toàn giống nhau.
– Sổ cái ( ledger): là định nghĩa trong tài chính, lưu trữ tất cả các giao dịch ( transaction ).
– Bitcoin là một hiện thực hóa, blockchain đầu tiên.Về sau có rất nhiều: Ethereum, Binance Smart Chain, Terra, Solana,…
– Lý do gọi là blockchain vì bên trong nó là những khối được nối vào nhau một cách liên tiếp. Mỗi khối mang thông tin mã hóa từ khối trước đó.
– Điều này khiến blockchain gần như không thể bị tác động hoặc thai đổi, giả mạo dữ liệu.
– Một khối trong blockchain chứa một hoặc nhiều các thông tin dữ liệu, thông thường là những trasaction về chuyển tiền, giao tiếp với smartcontract, deploy smartcontract,…
– Blockchain sẽ không chứa tất cả các adddress ví. Nó chỉ chứa thông tin giao dịch của ví đó
II. Blockchain – Cơ chế Proof of Work ( PoW)
– Miner: thợi đào là những người tham gia vào blockchain để kiếm coin thưởng từ việc giúp hệ thống tạo block và xác thực block.
– Với PoW, các miner sẽ cần phải có sức mạnh máy tính rất lớn để hashing( thuật ngữ của hàm băm ) liên tục để tìm được dãy số ” thích hợp “: Ví dụ: Bạn hãy tìm giá trị x khi đã biết f(x) = y.
– Việc tìm dãy số này rất khó, phải thử đi thử lại hàng nghìn tỉ phép toán ngẫu nhiên. Nhưng việc xác thược kế quả lại rất dễ. Giống như ta bỏ giá trị x vào hàm f(x) để kiểm tra xem có bằng y hay không.
– Miner nào tìm được dãy số này sẽ được thưởng (reward) một lượng coin khá bé.
– Sau này có nhiều phương pháp khác: PoS, PoA,..
==> Giả sử một ngày kia các Miners không đào nữa ( thở đình công hết ) thì hệ thống Blockchain bị ngưng trệ , blockchain đó sẽ mất hoàn toàn.
III. Tìm hiểu Wallet – Mnemonic
– Wallet trong blockchain như ví tiền thông thường, chỉ là nó chứa các crypto curencies.
– Wallet sẽ bao gồm 2 phần: address ( public) ai cũng có thể biết và tra cứu tài sản và private key chỉ có chủ thẻ wallet mới biết.
– Nếu sở hữu private key của một wallet có thể thực hiện mọi loại transaction trên ví.
– Mỗi chain sẽ có 1 ví riêng ( vì thế mà address khác nhau ). Một số app sẽ hỗ trợ việc multi-chain cho tiện nhưng bản chất vẫn là address chain nào thì dùng chain đó mà thôi.
– Hiện tại khi tạo wallet mới, chúng ta sẽ nhận random một dãy Mnemonic ( 12/15/15 chữ )
– Bản chất Mnemonic không phải là 1 private key đơn thuồn, nó là 1 root key ( BIP32, BIP44).
– Từ root key này nó có thể phát sinh ra gần như vô hạn các khóa bí mật khác.
– Người dùng chỉ cần lưu Mnemonic lại rồi mang đi sử dụng mỗi khi cần ( import vào ví Wallet).
Lưu ý: qúa trình phát sinh Mnemonic này hoàn toàn trên máy tính cá nhân, không cần có bất kì server, hay network nào cả.
Xem thêm: Kiến thức SEO cho người mới bắt đầu
IV. Tìm hiểu Ethereum – Smart Contract
– BitCoin đã chứng minh được sức mạnh trong mảng tài chính: tính phi tạp trung, bảo mật và minh bạch. Vậy thì với các mảng khác thì sao? Chúng ta có dùng blockchain để chứa các loại data khác ?
– Vì lý do đó đã thúc đẩy Ethereum ra đời.Vể bản chât, no vẫn là một blockchain nhưng có thể lập trình được thông qua Smart Contract ( hợp đồng thông minh ).
– Về bản chất có thể hiểu rằng Smart Contract cũng giống như 1 tài khoản người dùng trong blockchain.
– Nó cũng có address, nó cũng chứa tài sản được, cũng thực hiện được các trasaction,…
– Nhưng : nó được lập trình và khi vào blickchain là không thể sửa đổi.
– Smart Contract được ứng dụng vào các hợsp đồng tài chính, DApp, tokens, NFT, Defi,..
==> Tính chất không thể can thiệp này, Smart Contract giúp cho các nhà phát triển loại bỏ được niềm tin vào con người và giúp blockchain có thể ứng dụng được vào các mảng khác.
– Một ví dụ rất đơn giản rằng bạn có một ý tưởng là muốn gọi vốn để đầu tư. Bạn đưa ra lời hứa nếu huy động đủ 1,000,000$ bạn sẽ thự hiện dự án này. Nếu không thì các nhà đầu tư nhận lại tiền sau 1 khoảng thời gian nào đó nó được thỏa thuận.
– Nếu dùng một bên trung gian (3rd) thì tất cả chúng ta buộc phải tin và để họ làm ” trọng tài ” trong việc đó. Đó là mô hình quản lý tập trung truyền thống trước đây.
– Nếu dùng Smart Contract để lập trình, đưa ra các điều kiện và lời hứa trên vào thì sẽ không cần bên trung gian nào cả.Đây chịnh là cơ chế ICO – Initial Coin Offering nổi tiếng.
V. Tìm hiểu về Etherum – Tokens ( ERC-20)
– Những Ethereum có token riêng gọi là ETH ( Ether).
– ETH được xem là native token ( hay là coin ) của Etherum chain. Các dự án phát triển trên nền tảng Ethereum thông thường sẽ phát hành một đồng tiền riêng cho dễ quản lý. Đó chính là token.
– Tùy thuộc vào nhà tạo lập muốn sử dụng token vào việc gì của họ. Nhưng chúng có những đặc điểm chung ( trong smart contract):
+) Có tên, có mã viết tắt
+) Có đơn vị tính thập phân.
+) Có thể giao dịch ( tranfers) được,..
==> Vì thế cần một chuẩn chung: ERC-20
Trên đây là những chia sẻ cơ bản của mình về ” Blockchain “. Ở các bài tiếp theo mình sẽ chia sẻ rõ hơn về các đồng tiền điện tử đang phổ biến hiện nay.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài chia sẻ, nếu thấy hay thì hãy thả tim và bình luận ở dưới nhé! Thanks.
Trả lời